Phát triển ngôn ngữ
-
3 cách sử dụng phong bì màu hồng tương ứng với tiến trình học ngôn ngữ của trẻ
Bộ phong bì màu hồng chỉ gồm các từ có vần đơn (như lê, nho, xô, ca…), là cấp độ đầu tiên trong 3 cấp độ phân loại từ tiếng Việt. Trong đó, bé được thực hành từ có vần đơn với cả 4 kỹ năng nghe - nói - viết - đọc.
-
Thẻ củng cố âm vần
Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ nhận thấy mỗi bài học về âm đầu, âm cuối hay vần đều là bài học 3 bước. Có một công cụ để giúp bé củng cố bước 2 của bài học này. Đó là thẻ củng cố âm vần. Vậy thẻ này trông như thế nào? Cách chơi cùng bé ra sao? Bạn đọc tiếp nhé!
-
5 thắc mắc thường gặp khi mẹ dạy chữ cái tiếng Việt cho bé
Khi mới bắt đầu với bảng 29 chữ cái tiếng Việt, mẹ có thể không biết bắt đầu từ đâu, có những lưu ý gì, chọn bảng chữ cái nào trong vô số sản phẩm chữ cái trên thị trường? Mẹ đọc bài viết này để có cái nhìn tổng quan, trước khi cùng con đi hết bảng chữ cái tiếng Việt thân yêu nhé!
-
Làm thế nào để giúp con nhận biết âm đầu, âm cuối?
Bạn đã biết thứ tự giới thiệu các âm thanh cơ bản trong tiếng Việt cho con. Bây giờ là các bước cụ thể để giúp con lắng nghe có chủ đích, nhận ra một âm cơ bản, và vị trí mà âm đó đứng riêng biệt trong một từ. Chúng ta sẽ bắt đầu với âm cuối vì khi phát âm một từ, trẻ nghe được âm cuối đến sau, do đó dễ đọng lại trong trí nhớ của trẻ hơn. Nhân biết âm cuối tương ứng với nhận biết các nguyên âm.
-
Tập viết chữ cái trên bảng phấn
Giống như tập viết bằng khay cát, con có thể tập viết chữ bằng phấn lên bảng và xóa ngay nếu con muốn và bắt đầu lại từ đầu! Viết trên bảng phấn cũng là một trải nghiệm thực hành viết đem lại cảm giác tự nhiên về kết cấu và vận động, phù hợp với đôi bàn tay non nớt của con. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách cùng con tập viết chữ cái trên bảng phấn. Ngôn ngữ của bé cũng chia sẻ thêm 4 ý tưởng về bảng phấn, cũng như những ghi chú cần thiết để hoạt động này luôn mới mẻ…
-
Nhận biết âm thanh cơ bản trong tiếng Việt
Tại sao nhận biết âm thanh lại quan trọng? Khi tiếp cận theo Montessori, trẻ luôn là người chủ động học hỏi và tự mình thực hiện. Nếu tạo dựng từ ngữ giống như xây dựng một ngôi nhà thì nhiệm vụ của người lớn chúng ta chỉ là cung cấp nguyên vật liệu, hỗ trợ để trẻ tự mình xây dựng. Trẻ cần nhận biết được đâu là những thành phần mình cần để có thể ghép nối, tạo dựng nên ngôi nhà đó. Ngôn ngữ nói của chúng ta được tạo thành từ những âm thanh riêng biệt. Mỗi âm thanh này cũng giống như một nguyên liệu…
-
Nhận biết thanh điệu trong tiếng Việt
Sau khi con đã phân biệt được âm đầu, âm cuối trong một từ và ghi nhớ tốt các nguyên âm bằng chữ nhám, bạn bắt đầu giới thiệu cho con về thanh điệu trong tiếng Việt. Bạn có nhớ cách chúng ta được học đánh vần từ hồi nhỏ xíu học lớp vỡ lòng? Khi ấy, mình được cô dạy c-a-ca-sắc-cá. Thế là mình bắt chước đọc theo vậy thôi! Mình đâu biết ủa sao đang “ca”, sắc một cái thành “cá” liền vậy nhỉ? Một phần vô thức nào đó, chắc hẳn mình cũng đã cảm nhận được về mặt ngữ điệu, thế nào là dấu sắc, dấu…
-
Tập viết chữ bằng khay cát
Bạn có thấy trong các khu vui chơi thường có chiếc bàn cát ánh sáng. Và ở đó thì không chỉ có những em bé nhỏ tò mò sờ chạm, mà còn có cả những em bé lớn cũng say sưa di những ngón tay nhỏ trên cát. Có điều gì đó thật êm dịu và thú vị khi vẽ và tạo hình trên cát bằng các ngón tay. Một trong những hoạt động đầu tiên giúp bé ghi nhớ chữ cái sau khi học chữ cái nhám là viết chữ bằng ngón tay với khay cát. Con có thể tập viết trên cát, và nếu cảm thấy mình đã…
-
Xúc xắc kể chuyện – 2 cách thú vị cùng con tập kể chuyện sáng tạo
Khi con đã làm quen với việc kể chuyện thông qua câu chuyện theo trình tự, giờ là lúc bạn giới thiệu cho con xúc xắc kể chuyện. Hoạt động này khó hơn một chút, đòi hỏi trẻ phải liên tưởng nhanh và nói ra được ý tưởng của mình.
-
Hoạt động gieo vần
Chúng ta thường ghi nhớ những bài thơ một cách dễ dàng vì chúng có vần điệu. Hoạt động gieo vần là cách thu hút trẻ tập lắng nghe và nhận biết những từ có âm thanh ở cuối giống nhau. Ví dụ “táo” và “cáo” được gọi là gieo vần với nhau.